Bệnh ký sinh trùng đường máu (Tick Born Disease)

Thứ bảy - 01/06/2024 09:21

Bệnh ký sinh trùng (KST) đường máu không phải là bệnh truyền nhiễm mà chủ yếu do mòng, ve hút máu (bệnh vector) truyền bệnh.

 

Nhiều loại KST đường máu, nhưng phổ biến và quan trọng nhất là:

 

  • Bnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): do Trypanosoma congolesen, T. evansi, T. vivax, T. Brucei… một loại trùng roi, ký sinh trong huyết tương máu và do mòng (tse-tse) hút máu truyền bệnh.
  • Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): do Babesia bovis, B. bigemina, B. ovis… ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. Là bệnh KST máu quan trọng, phổ biến nhất, thường có tỷ lệ bò mắc bệnh và chết cao, còn gọi là bệnh đái ra máu (nước tiểu đỏ, redwater).
  • Bệnh Theile trùng (Theleriosis): do Theileria annulata, T. parva một loại trùng nguyên sinh, ký sinh nội bào hồng cầu và bạch cầu gây ra, do ve hút máu truyền bệnh.
  • Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): do Anaplasma marginale, A. centrals thuộc trùng nguyên sinh, nhóm Riskettsia, ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. không phải là bệnh truyền nhiễm mà truyền bệnh chủ yếu do mòng, ve hút máu.

Các loại ngoại ký sinh trùng (mòng, ve truyền bệnh)

Các loại ve bét ngoại ký sinh là vector truyền bệnh KST máu

 

Đặc điểm bệnh

  • Bệnh không lây trực tiếp mà qua côn trùng (mòng, ve) hút máu truyền (vector) từ con bệnh sang vật khỏe cảm nhiễm.
  • Vật sốt cao (41,5oC), gián đoạn (chu kỳ).
  • Bệnh rất phổ biến ở nước ta, gây chết hàng loạt ngựa, trâu, bò, dê, cừu, chó… đặc biệt mùa mưa, ẩm, ấm, chăn thả, côn trùng phát triển.
  • Tùy loại KST, nhưng chủ yếu là sốt cao, tiêu chảy, thiếu máu nghiêm trọng, vàng da, đái ra máu, nước tiểu màu nâu, gầy rộc, chết, phù nề ức, bìu…
  • Nhiều trường hợp bệnh kết hợp 1-2 bệnh một lúc.

Chữa bệnh

  • Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): Đặc hiệu là Isomethamidium chloride [Trypansoma (Hanvet) lọ 125mg pha 6ml nước sinh lý, tiêm sâu bắp); Trypamidium (Pháp); Naganol (Nga); Bayer 205 (Đức); Suramin…]. Thuốc bột pha tiêm, liều 0,25-0,5mg/kg
  • Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): Chỉ cần dùng Diminazen acetutate là đủ: [Azidin (Hanvet); Berenil (Pháp); Norotryp …]. Thuốc bột pha tiêm, liều 3,5mg/kg TT. Có thể dùng Imidocap.
  • Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): Dùng Azidin hay Imidocarb dipropionate (Imizol) tiêm bắp, liều 3mg/kg TT., kết hợp kháng sinh phổ rộng (Hanoxylin LA hay Oxylin 30%), liều Oytetracyclin 30mg/kg TT. Có thể dùng Rivanol pha cồn và nước truyền tĩnh mạch.
  • Bệnh Theile trùng (Theileriosis): Đặc trị là Buparvaquone (Butalex, Parvaquone), tiêm bắp, liều 2,5mg/kg TT. Hay Azidin kết hợp Hanoxylin LA, tiêm bắp, liều 30mg/kg TT..

 

Thường phải tiêm nhắc lại sau 48 giờ khi nhiệt độ cơ thể không giảm.

 

Trước đây, nước ta nhập một số thuốc đặc trị như Haemosporidin, Naganol, Naganin, Bayer 205, Trypamidium… nhưng hiện nay, với các bệnh KST máu người ta có thể dùng Diminazen acetutate (Azidin) đều cho kết quả chữa bệnh tốt cho trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chó. 

Phòng bệnh

  • Liều dự phòng đầu mùa, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh bằng 2 liều chữa, tác dụng ~3-4 tháng.
  • Diệt ve truyền bệnh bằng cách:
  • Hantox-200. Pha nước, tuần phun 2-3 lần cả trên vật và môi trường nuôi.
  • Tiêm dưới da Hanmectin-100, 1,5-2ml/50kg TT., phòng được 2-3 tuần, diệt và không cho ngoại KST xâm nhập.
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng, nhất là mùa khô, ít cỏ xanh.

Lưu ý:

  • Nhiều trường hợp, bệnh KST máu thường kết hợp 2 hay 3 bệnh Babesiosis, Anaplamosis, Trypanosomiasis… với các chủng khác nhau.
  • Chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.
  • Trước khi tiêm, nên tiêm một số thuốc trợ sức, trợ lực (Caffein, Han-Tophan, Vitamin C, Long não nước…).
  • Kết hợp diệt côn trùng truyền bệnh trên con vật, chuồng, môi trường.

Nguồn tin: nhachannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
dfdfsfsdf
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây