Khoa Chăn nuôi - Thú y

http://cnty.bafu.edu.vn


Bệnh lý đường tiết niệu dưới ở chó, mèo: Cách tiếp cận bằng dinh dưỡng

Bệnh lý đường tiết niệu dưới ở chó, mèo: Cách tiếp cận bằng dinh dưỡng
Bệnh lý đường tiết niệu dưới ở chó, mèo: Cách tiếp cận bằng dinh dưỡng
25/09/2024

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các vấn đề về tiết niệu rất phổ biến ở chó, mèo, từ nhiễm trùng do vi khuẩn đến sỏi tiết niệu khiến chúng không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tiết niệu tốt và có thể được dùng làm biện pháp hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Các diễn giả tham gia hội thảo trực tuyến

Tại hội thảo trực tuyến “Dinh dưỡng trong bệnh lý đường tiết niệu dưới ở chó mèo” do Chi Hội Thú y – Thú Nhỏ Việt Nam phối hợp với Công Ty Royal Canin tổ chức, ThS. BSTY Lori Prantil, Chuyên khoa Dinh dưỡng, Kỹ sư trưởng Công ty Royal Canin SAS đã cung cấp những kiến thức về bệnh lý đường tiết niệu từ cách nhận biết tình trạng bệnh đến cách điều trị, chế độ dinh dưỡng.

Biểu hiện bệnh và phương pháp tiếp cận

Bệnh lý đường tiết niệu dưới ở cả chó và mèo đều có dấu hiệu chung giống nhau như có các vấn đề về đau đớn, tiểu buốt, tăng tần suất đi tiểu, tăng lượng đi tiểu ra, tiểu có máu, liếm những khu vực đi vệ sinh, kêu la, có mùi hôi. Những triệu chứng này bao gồm rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là sỏi tiết niệu, nhiễm trùng, tình trạng viêm trên con vật. Trên chó, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi tiết niệu. Trên mèo, sỏi tiết niệu cũng là nguyên nhân phổ biến, tuy nhiên đối với mèo phổ biến nhất là viêm bàng quang vô căn (FIC).

Khi đã nhận diện được triệu chứng bệnh lý đường tiết niệu dưới, đầu tiên cần tìm hiểu về lịch sử bệnh, giống, giới tính, tuổi, chế độ ăn đang sử dụng xem đâu là dấu hiệu cấp tính hay kéo dài. Sau đó, tiến hành khám lâm sàng hoặc sờ bàng quang. Đôi khi sờ bàng quang cũng có thể cảm nhận được viên sỏi trong bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu, khúc xạ kế. Mỗi loại sỏi có thể gây thay đổi tỷ trọng nước tiểu, siêu âm chẩn đoán hình ảnh là phương pháp phổ biến nhất để phân tích loại sỏi đang gặp là gì. Ngoài ra, có thể làm sinh thiết nhưng không phổ biến.

Phân loại bệnh sỏi tiết niệu

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc hình thành sỏi như do di truyền hay do môi trường… một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng và chỉ được phát hiện qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này chỉ thường gặp trên chó cái do đường niệu quản lớn và ngắn hơn trên chó đực.

 

Các loại sỏi hệ tiết niệu thường gặp:

  • Sỏi Struvite (Magnesium a mmonium phosphate)
  • Phổ biến nhất ở chó, chiếm khoảng 66% cả trường hợp sỏi niệu ở chó.
  • Tất cả các giống chó đều có khả năng nhiễm bệnh, phổ biến hơn ở chó cái.
  • Sự bão hòa Mangnesium a mmonium phosphate trong nước tiểu là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự hình thành sỏi struvite.
  • Nguyên nhân: Viêm dường tiết niệu, nước tiểu kiềm, chế độ ăn…
  • Sỏi Canxi oxalate
  • TỶ lệ tái phát nhanh, phải thực hiện theo dõi thường xuyên. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, 36% chó bị tái phát sau 01 năm và 50% sau 3 năm. Những yếu tố nguy cơ cho sỏi này có thể là tăng canxi huyết, cường vỏ thượng thận, béo phì
  • Loại sỏi này phổ biến ở người nhưng ít gặp trên chó, chỉ chiếm 3-10%.
  • Trong những năm gần đây, số ca bệnh sỏi niệu với thành phần cơ bản ban đầu là canxi oxalate đã tăng lên đáng kể.
  • Sỏi canxi oxalate phổ biến hơn ở giống đực so với gống cái và hầu hết ở chó già 2-8 năm tuổi.
  • Sỏi Cystin
  • Cystin là một acid amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số chó có hàm lượng Cystine trong nước tiểu cao dẫn đến sự hình thành sỏi.
  • Loại sỏi này phổ biến ở các giống chó Duschund, English Bulldogs, Chihuahua, Yorkshire Teriers. Cả chó đực và chó cái đều mắc sỏi Cystin nhưng chó đực phổ biến hơn.
  • Khả năng tan của Cystine trong nước tiểu phụ thuộc vào độ pH, chúng không tan trong nước tiểu toan và dễ tan hơn trong nước tiểu kiềm.
  • Sỏi Cystine chiếm khoảng 3,5-27% các trường hợp sỏi niệu ở chó, tỷ lệ này phụ thuộc vào các giống chó.
  • Sỏi Urate
  • Đây là loại sỏi ít gặp ở chó, chiếm khoảng 2-8%.
  • Tất cả các giống chó đều có thể nhiễm sỏi nhưng hay gặp hơn ở giống chó đốm.
  • Sỏi Urat phổ biến ở chó đực và mắc ở đội tuổi từ 3-6 tuổi.
  • Sỏi Urat có bề mặt trơn láng, chủ yếu xuất hiện ở trong bàng quang.
  • Canxi photphat
  • Nguy cơ hình thành sỏi do tình trạng tăng canxi máu, cường giáp.
  • Hiếm thấy trường hợp bị 1 mình sỏi canxi photphat, thông thường sẽ đi cùng các loại sỏi khác là sỏi Struvite và Canxi oxalate.
  • Đi kèm nguyên nhân nhiễm trùng đường niệu, nên cần phải kiểm soát tình trạng này của con vật.
  • Sỏi hỗn hợp
  • Bao gồm ít nhất 70% các loại khoáng.
  • Phổ biến nhất là sỏi canxi oxelast bên trong với sỏi struvite ở bên ngoài.

Với trường hợp bị sỏi tiết niệu, ThS. BSTY Lori Prantil khuyến khích nên triệt sản. Khi triệt sản làm trống bàng quang nhanh hơn, chó tăng khả năng co bóp, từ đó giảm nguy cơ tạo sỏi. Mục tiêu chung là giảm tỷ trọng nước tiểu, giảm tiền chất tạo sỏi, điều chỉnh độ pH để tăng khả năng hòa tan sỏi.

Viêm bàng quang vô căn trên mèo (FIC)

Mèo đực hoặc ở lứa tuổi trung niên từ 2-7 tuổi, thừa cân, sống trong nhà, chỉ ăn chế độ ăn khô, chỉ ăn hạt dễ bị FIC. Viêm bàng quang vô căn hay bị tái đi tái lại, có thể tự hết sau 5-10 ngày nhưng sau đó có thể tái phát thường xuyên nên cần quan tâm chăm sóc kỹ.

Chưa có nguyên nhân cụ thể về tình trạng viêm bàng quang vô căn (FIC) ở mèo. Tuy nhiên, stress được xác định như một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của FIC. Những căng thẳng có thể xảy ra trong sinh hoạt của mèo như thay đổi môi trường sống, thời gian ăn, số lượng vật nuôi trong nhà… Để giảm bớt căng thẳng, mèo nên được cung cấp một môi trường sống sạch sẽ, an toàn để đi tiểu cũng như có cơ hội để thể hiện hành vi săn mồi tự nhiên. Ngoài ra, những thay đổi trong chế độ ăn cũng dẫn đến tái phát FIC. Mèo ăn nhiều thức ăn đóng hộp, có độ ẩm cao dễ bị FIC.

Viêm bàng quang vô căn có nhiều hướng tiếp cận, đa mô hình nên cần quan sát triệu chứng của con vật, kiểm soát cân nặng và đảm bảo luôn uống đủ nước. Thừa cân, béo phì cũng là nguy cơ đối với những con mèo bị FIC, giảm cân cho mèo dùng chế độ ăn giảm năng lượng nạp vào.

Tiếp cận về dinh dưỡng

Vật nuôi gặp các vấn đề về tiết niệu cần chuyển sang chế độ ăn uống hỗ trợ tốt cho hệ tiết niệu, hạn chế một số thành phần như Magie, Canxi và Photpho có thể thúc đẩy sự hình thành các tinh thể struvite. Chế độ ăn nhiều Natri cũng nên tránh.

Điều quan trọng với các bệnh tiết niệu không phải là hạn chế protein mà là hạn chế photpho. Do đó, cho vật nuôi ăn ăn protein chất lượng cao ở mức vừa phải, thận trọng với các thành phần gây viêm như ngũ cốc, carbohydrate tinh chế hoặc các thành phần giàu tinh bột. Nên chọn một chế độ ăn uống có chứa độ ẩm để thúc đẩy quá trình hydrat hóa thích hợp, luôn bổ sung đầy đủ nước uống cho vật nuôi nhất là với các chế độ ăn khô.

Lưu ý, thêm thực phẩm bổ sung có thể làm giảm hiệu quả của các chế độ ăn kiêng. Nhiều chất bổ sung vào chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi, đặc biệt là những chất làm thay đổi độ axit trong nước tiểu hoặc bao gồm canxi, vitamin D hoặc vitamin C. Khi áp dụng những chế độ ăn điều trị vấn đề tiết niệu, 100% nên ăn những chế độ ăn như trên thì mới cho hiệu quả.

Tại hội thảo, ThS. BSTY Lori Prantil nhấn mạnh, “Chó, mèo có thể mắc rất nhiều loại sỏi cùng lúc nên sẽ rất khó khăn trong việc điều trị vì một số loại sỏi cần tăng pH, một số lại cần hạ pH. Khi đó, chúng ta cần xem loại sỏi nào chiếm tỷ trọng cao nhất trong bệnh lý đang gặp để ưu tiên điều trị loại sỏi đó trước”. 

Nguồn tin: tạp chí khoa học chăn nuôi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây